BỘ CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU ĐIỆN TRỞ SHUNT

BỘ CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU ĐIỆN TRỞ SHUNT

BỘ CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU ĐIỆN TRỞ SHUNT

Hỗ trợ trực tuyến

0987.69.59.79

thietbicongnghiepsg.siec@gmail.com

Chi tiết sản phẩm

  • BỘ CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU ĐIỆN TRỞ SHUNT

  • Mã sản phẩm: QA-OMNI
  • Giá:Liên hệ
  • Lượt xem: 988 lượt
  • Model: QA-OMNI

    Original: Qeed – Italy

    Input: 10mV, 20mV, 30mV, 50mV, 60mV, 65mV, 75mV, 100mV, 150mV, 200mV, 500mV

    Ouput: 4-20mA, 0-20mA, 0-5V, 0-10V, Relay, RS485

    Hệ số cách ly: 1500 VAC

    Nguồn cấp: 10-40VDC, 20-28VAC

    Tiêu chuẩn bảo vệ: IP20

    Sai số: chỉ 0.1% 

    Nhiệt độ làm việc: -15..65°C

    Kích thước tổng thể: 17,5 x 100 x 112 mm

    Thời gian bảo hành: 12 tháng

  • Nội dung chi tiêt

Điện trở shunt là gì ?

Điện trở shunt là một điện trở có độ chính xác cao được dùng để đo dòng điện chạy qua mạch. Shunt được sử dụng trong điện kế để đo dòng điện lớn, nó được kết nối song song với mạch của điện kế. Sử dụng định luật Ohm, chúng ta biết rằng điện áp rơi trên một điện trở, chia cho điện trở của điện trở đó bằng với dòng điện. Do đó, nếu chúng ta đo điện áp trên một điện trở shunt trong mạch, chúng ta có thể dễ dàng tính được dòng điện.

Điện trở shunt sử dụng trong ampe kế khác với các điện trở bình thường. Hai đầu được kết nối với mảnh kim loại lớn, điện trở của kim loại luôn luôn tỉ lệ nghịch với diện tích của nó. Do đó càng có nhiều điện trở shunt thì điện trở của nó càng thấp. Ngoài độ chính xác điện trở và độ trôi kháng.

điện trở shunt

Điện trở shunt cũng được đặc trưng bởi mức công suất. Điện trở shunt trong ampe kế có thể cho dòng điện lớn đi qua shunt mà không làm hỏng nó. Điện trở Shunt cũng được dùng trong một số loại biến tần, dùng để bảo vệ quá dòng, bảo vệ mạch điện.

Điện trở shunt sẽ có nhiều loại từ 400A đến 1000A, có thể đoc đc dòng AC và DC. Ví dụ ta có 1 điện trở shunt thông số của nó là 400A/70mV. Thì khi dòng điện qua nó tối đa là 400A, và khi dòng qua nó là 400A thì ngõ ra sẽ xuất ra điện áp là 70mV. Khi dòng điện thay đổi từ 0A – 400A, sẽ cho ra áp là 0mV – 70mV.

Bộ Chuyển Đổi Tín Hiệu Điện Trở Shunt sang 4-20mA là gì ?

Trước tiên chúng ta cần phải biết vì sao cần phải chuyển đổi tín hiệu từ điện trở shunt sang analog 4-20mA/ 0-20mA/ 0-5V/ 0-10V. Vì hầu hết các thiết bị điều khiển như PLC, HMI, Scada hiện nay không nhận được dạng tín hiệu mV của điện trở. Chính vì thế cần chuyển đổi chúng về các dạng 4-20mA/ 0-20mA/ 0-5V/ 0-10V để kết nối

bộ chuyển 4-20ma sang 0-10v

Đây là một thiết bị công nghiệp có khả năng chuyển đổi các tín hiệu mV của điện trở shun như 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV, 65mV, 70mV,… sang các dạng analog phổ biến. Bên cạnh đó thì thiết bị này còn có khả năng cách ly tín hiệu rất tốt giúp chống nhiễu trong quá trình sử dụng. Việc này sẽ rất hữu ích cho các vị trí bị biến tần, động cơ điện hay các thiết bị phát ra tần số gây nhiễu.

Mình xin giới thiệu đến các bạn bộ chuyển có model OMX333UNI và OM352UNI được nhập khẩu từ hãng Orbit Merret – Cộng Hòa Séc và QA-OMNI nhập khẩu từ hãng Qeed – Italy. Đây là các dòng thiết bị chuyển đổi mV phổ biến hiện nay ở thị trường Việt Nam.

Các ứng dụng của Bộ Chuyển Đổi Tín Hiệu Điện Trở Shunt sang 4-20mA là gì ?

Khi sử dụng các thiết bị chuyển đổi này, chúng sẽ cho phép chúng ta chuyển đổi các dạng tín hiệu mV như sau:

  • Chuyển đổi các tín hiệu 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV, 65mV, 70mV,… sang 4-20mA
  • Chuyển đổi các tín hiệu 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV, 65mV, 70mV,… sang 0-20mV
  • Chuyển đổi các tín hiệu 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV, 65mV, 70mV,… sang 0-5V
  • Chuyển đổi các tín hiệu 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV, 65mV, 70mV,… sang 0-10V
  • Chuyển đổi các tín hiệu 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV, 65mV, 70mV,… sang 1-5V
  • Chuyển đổi các tín hiệu 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV, 65mV, 70mV,… sang RS485
  • Chuyển đổi các tín hiệu 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV, 65mV, 70mV,… sang relay on/off

Bộ Chuyển Đổi Tín Hiệu Điện Trở Shunt sang 4-20mA OMX333UNI:

Đây là thiết bị chuyển đổi của Cộng Hòa Séc có hệ số cách ly rất cao, lên đến 2500VAC. Có thể chuyển đổi tín hiệu mV sang các loại tín hiệu analog hay tiếp điểm relay 1 cách dễ dàng và nhanh chóng. Các thông số kỹ thuật như sau:

Bộ chuyển đổi tín hiệu 4-20mA sang 0-10V

  • Model: thiết bị có mã là OMX333UNI
  • Xuất xứ: nhập khẩu từ hãng Orbit Merret – Cộng Hòa Séc
  • Nguồn cấp: 10..30VDC/AC
  • Ngõ vào (Input): đọc được tín hiệu điện trở shunt 10mV, 20mV, 30mV, 35mV, 40mV, 45mV, 50mV, 60mV,…
  • Ngõ ra (Output): 
    • Các dạng tín hiệu analog: 4-20mA, 0-20mA, 0-5V, 0-10V,…
    • Các dạng tín hiệu truyền thông: RS485 hoặc RS232
    • Các dạng tiếp điểm relay on/off 250 VAC/30 VDC, 3 A
  • Hệ số cách ly tín hiệu: khả năng chống nhiễu đạt 2500VAC
  • Tiêu chuẩn bảo vệ: chống bụi và chống nước đạt IP20
  • Nhiệt độ làm việc: -20..60°C
  • Các tiêu chuẩn an toàn: EN 61010-1, A2
  • Thiết bị đạt các tiêu chuẩn khắc khe của Châu Âu
  • Có thể cài đặt thông số thông qua cáp OMLINK và APP của hãng cấp
  • Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng nếu phát sinh lỗi do NSX

Hướng dẫn đấu dây bộ chuyển đổi điện trở shunt OMX333UNI:

 

Nhìn vào sơ đồ kết hợp với bảng thể hiện vị trí đấu dây thì có thể dễ dàng nhận biết rằng với ngõ vào input là điện trở shunt dạng mV thì sẽ là Input 3 và cách thức đấu dây như sau:

  • Input: ta đấu dây vào chân 1 (+) và 3 (-)
  • Output:
    • Nếu chúng ta ra tín hiệu 4-20mA/ 0-20mA thì sẽ ra dây từ hai chân 1 (-) và 2 (+)
    • Nếu chúng ta ra tín hiệu 0-5V/ 0-10V thì sẽ ra dây từ hai chân 1 (-) và 3 (+)
    • Nếu chúng ta ra tín hiệu truyền thông RS485 thì sẽ ra dây từ hai chân 2 (-) và 3 (+)
    • Nếu chúng ta sử dụng tiếp điểm relay thì có thể ra từ hai chân 6 và 7 hoặc 8 và 9
  • Nguồn cấp: ta cấp nguồn 10..30VDC vào hai chân 4 (-) và 5 (+)

Dị nhiên các bạn cần phải lưu ý là phải cài đặt thông số ngõ vào và ngõ ra trên áp trước rồi mới có thể đấu dây và sử dụng nhé. Với các dòng này thì khi chọn mua các bạn chỉ cần cho mình biết chính xác thông số ngõ vào và ngõ ra để bên mình cài đặt trước. Việc còn lại của các bạn chỉ là đấu dây và sử dụng thôi nhé.

Bộ Chuyển Đổi Tín Hiệu Điện Trở Shunt sang 4-20mA QA-OMNI:

Đây là thiết bị chuyển đổi của Italy có hệ số cách ly cũng khá cao, lên đến 1500VAC. Có thể chuyển đổi tín hiệu mV sang các loại tín hiệu analog hay tiếp điểm relay 1 cách dễ dàng và nhanh chóng. Các thông số kỹ thuật như sau:

bộ chuyển tín hiệu 0-10v sang 4-20ma

  • Model: thiết bị có mã là QA-OMNI
  • Original: sản xuất bởi hãng Qeed – Italy
  • Tín hiệu ngõ vào (Input): đọc đước các dạng tín hiệu như 4-20mA, 0-20mA, 0-5V, 0-10V,…
  • Tín hiệu ngõ ra (Ouput): cho ra các dạng tín hiệu phổ biến như:
    • Analog: 4-20mA, 0-20mA, 0-5V, 0-10V,…
    • Tín hiệu mV từ điện trở shunt: 10mV, 20mV, 30mV, 50mV, 60mV, 65mV, 75mV, 100mV, 150mV, 200mV, 500mV với độ phân dãy là 1mV
    • Tiếp điểm rơ le: Relay 5A 230VAC (NO/NC)
    • Truyền thông RS485
  • Hệ số cách ly: khả năng chống nhiễu tín hiệu đạt 1500 VAC
  • Nguồn cấp: sử dụng nguồn trong khoảng 10-40VDC, 20-28VAC
  • Tiêu chuẩn bảo vệ: khả năng chống bụi chống nước đạt IP20
  • Sai số: chỉ 0.1% cho toàn thang đo
  • Tiêu chuẩn CE: EN61000-6-4/2006 + A1 2011; EN64000-6-2/2005; EN61010-1/2010
  • Nhiệt độ làm việc: -15..65°C
  • Kích thước tổng thể: 17,5 x 100 x 112 mm
  • Khả năng cài đặt: sử dụng cáp Micro USB và App do hãng cấp
  • Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu phát sinh lỗi do nhà sản xuất

Bộ chuyển đổi PT100 ra 4-20ma

Hướng dẫn đấu dây bộ chuyển đổi điện trở shunt QA-OMNI:

đấu dây bộ chuyển đổi QA-OMNI

Nhìn vào hướng dẫn của Manual thì có thể dễ dàng nhận biết rằng với ngõ vào input là điện trở shunt dạng mV thì cách thức đấu dây như sau:

  • Input: ta đấu dây vào chân 1 (+) và 3 (-)
  • Output:
    • Nếu chúng ta ra tín hiệu 4-20mA/ 0-20mA ACTIVE thì sẽ ra dây từ hai chân 29 (+) và 30 (-)
    • Nếu chúng ta ra tín hiệu 4-20mA/ 0-20mA PASSIVE thì sẽ ra dây từ hai chân 30 (+) và 30 (-)
    • Nếu chúng ta ra tín hiệu 0-5V/ 0-10V thì sẽ ra dây từ hai chân 29 (-) và 31 (+)
    • Nếu chúng ta ra tín hiệu truyền thông RS485 thì sẽ ra dây từ hai chân 33 (-) và 34 (+)
    • Nếu chúng ta sử dụng tiếp điểm relay thì có thể ra từ hai chân 25 và 26 nếu là NO hoặc 26 và 27 nếu là NC
  • Nguồn cấp: ta cấp nguồn 10..40VDC vào hai chân 16 và 17

Để dễ hình dung hơn về cách thức lắp đặt cũng như thứ tự của các thiết bị các bạn có thể tham khảo hình ảnh mô phỏng bên dưới. Các bạn có thể thấy các tín hiệu đầu ra của cảm biến dòng điện trở shunt dạng mV sau đó khi qua bộ chuyển đổi tín hiệu sẽ được chuyển về dạng analog 4-20mA. Với tín hiệu này các bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau như mình đã nói ở trên.

CÔNG TY TNHH TM , DỊCH VỤ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

Bộ hiển thị và Bộ Chuyển Đổi Tín Hiệu Điện Trở Shunt sang 4-20mA OM352UNI:

Nếu các bạn cần đọc tín hiệu mV và hiển thị thang đo lên màn hình thì nên sử dụng thiết bị này nhé. Model OM352UNI cho phép đọc các dạng tín hiệu mV và scale chúng theo thang đo tùy ý. Ví dụ điện trở shunt có thông số 500A/60mV thì ta sẽ chọn thang đo ngõ vào là 0-70mV và scale cho bộ hiển thị giá trị tương ứng là 0-500A. Lúc này bộ hiển thị sẽ hiển thị chính xác theo thang đo Ampe

màn hình hiển thị giá trị cân loadcell

  • Model: sản phẩm có mã là OM352UNI
  • Xuất xứ: bên mình nhập khẩu từ hãng Orbit Merret – Cộng Hoà Séc.
  • Tín hiệu ngõ vào: 
    • Cảm biến nhiệt độ Pt100, Pt500,  Pt1000, Pt50..
    • Can nhiệt dạng K, can nhiệt B, can nhiệt S, can nhiệt J….
    • Tín hiệu dạng analog 4-20mA, tín hiệu 0-10v, 0-5v, 0-20mA..
    • Tín hiệu điện trở shunt dạng mV như: 20mV, 60mV và 1000mV DC
  • Tín hiệu ngõ ra:
    • Relay on/off, có thể chọn lên đến 4 relay.
    • Analog 4-20mA
    • Truyền thông RS485, RS232, Profibus
  • Khả năng hiển thị: bộ hiển thị có 4 led, giá trị có thể hiển thị từ -1999 đến 1999, có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu về hiển thị.
  • Nguồn cấp: bộ điều khiển áp suất sử dụng nguồn điên 80-250VAC hoặc nguồn 10-30VDC
  • Hệ số chống nhiễu, cách ly tín hiệu của thiết bị đạt: 4000 VAC
  • Sai số: thiết bị 0.1%.
  • Thời gian phản hồi của thiết bị: 1ms
  • Kích thước bộ điều khiển: 96 x 48 x 120mm
  • Tiêu chuẩn bảo vệ đạt: IP64 chống nước và chống bụi khá tốt

Bộ điều khiển áp suất OM352UNI

Các ưu điểm khi sử dụng Bộ Chuyển Đổi Tín Hiệu Điện Trở Shunt sang 4-20mA bên mình:

  • Có nhiều model để các bạn dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu
  • Được hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình sử dụng
  • Có nhà phân phối sản phẩm độc quyền là Công ty BFF ở Việt Nam
  • Tất cả sản phẩm đều được cài đặt thông số trước khi đến tay khách hàng

Trên đây là các thông tin cơ bản về bộ chuyển tín hiệu mV điện trở shunt sang 4-20mA/0-20mA/ 0-5V/ 0-10V. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn cần tìm hiểu hoặc muốn trang bị. Ngoài ra công ty mình còn cung cấp các loại Bộ chuyển đổi tín hiệu pt100 sang 4-20maBộ chuyển tín hiệu 4-20mA sang relay Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ mình qua các thông tin sau:

Sản phẩm cùng loại

Rơ le bảo vệ pha Mikro MX100-400V

Rơ le bảo vệ Mikro MK3000L-240AD

Rơ le bảo vệ điện áp đa tính năng Mikro MX210

« 1 2 3 4 »
https://www.fluke.com/vi-vn https://www.mitsubishi-electric.vn/ https://automation.omron.com/en/us/ https://ls-electric.com.vn/ https://siemens-vietnam.vn/ https://cadivi-vn.com/ https://new.abb.com/vn https://www.se.com/vn/en/