CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

Hỗ trợ trực tuyến

0987.69.59.79

thietbicongnghiepsg.siec@gmail.com

Chi tiết tin

Nâng Cao Hệ Số Công Suất Cos q

1.Tìm hiểu về công suất cosφ

Trong lưới điện tồn tại 2 loại công suất:

Công suất hữu dụng P (kW) là công suất sinh ra công có ích trong các phụ tải. P = S*Cosφ.

Công suất phản kháng Q (kVAr) là công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như: động cơ điện, máy biến áp, các bộ biến đổi điện áp… Q = S*Sinφ.

 

Để đánh giá ảnh hưởng của công suất phản kháng đối với hệ thống người ta sử dụng hệ số công suất cosφ.

Mô tả mối quan hệ giữa các loại công suất điện, bù công suất phản kháng

Mô tả mối quan hệ giữa các loại công suất điện, bù công suất phản kháng

2.Tại sao phải bù công suất phản kháng?

 Công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật: 

 -Về kinh tế: chúng ta phải trả tiền cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ. 

Về kỹ thuật: công suất phản kháng gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền.

 Vì vậy, ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Q để hạn chế ảnh hưởng của nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số cosφ. 

3.Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất cosφ:

- Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp, đường dây …). 

- Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải. 

- Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.

 Theo quy định của Bộ Công Thương: "Thông tư Quy định về mua, bán công suất phản kháng" có hiệu lực từ ngày 10/12/214, người sử dụng điện sẽ bị phạt tiền nếu công suất cosφ dưới mức cho phép.

4. Cách tính công suất phản kháng cần bù

Muốn tính công suất phản kháng cần bù để chọn tụ bù cho tải nào đó thì ta cần biết công suất (P) và hệ số công suất (Cosφ) của tải đó: Giả sử ta có công suất của tải là P, hệ số công suất của tải là Cosφ1 → tgφ1 (trước khi bù), hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → tgφ2. Công suất phản kháng cần bù là: 

Qb = P*(tgφ1 – tgφ2)

Để quá trình tính toán nhanh,người ta thường dùng bảng tra hệ số để tính dung lượng tụ bù.

Các phương thức bù công suất phản kháng bằng tụ bù:
 
Có hai phương thức bù công suất phản kháng bằng tụ bù:
 
a. Bù tĩnh (bù nền): bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ bù tạo nên lượng bù không đổi. Việc điều khiển có thể thực hiện bằng các cách sau: 
 
- Bằng tay: dùng CB hoặc LBS (load – break switch).
- Bán tự động: dùng contactor.
- Mắc trực tiếp vào tải đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải. 
 
* Ưu điểm: đơn giản và giá thành không cao.
* Nhược điểm: khi tải dao động có khả năng dẫn đến việc bù thừa. Việc này khá nguy hiểm đối với hệ thống sử dụng máy phát. --> Vì vậy, phương pháp này áp dụng đối với những tải ít thay đổi. 
 
b. Bù động (sử dụng bộ điều khiển tụ bù tự động): sử dụng các bộ tụ bù tự động hay còn gọi là tủ điện tụ bù tự động, có khả năng thay đổi dung lượng tụ bù để đảm bảo hệ số công suất đạt được giá trị mong muốn.
 
* Ưu điểm: không gây ra hiện tượng bù thừa và đảm bảo được hệ số công suất mong muốn. 
* Nhược điểm: chi phí lớn hơn so với bù tĩnh. --> Vì vậy, phương pháp này áp dụng tại các vị trí mà công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng.
 
Các phương pháp bù công suất phản kháng bằng tụ bù:
phương pháp bù công suất phản kháng bằng tụ bù điện
Hình ảnh: Sơ đồ vị trí lắp tụ bù trong mạng điện
 
 
1/ Bù riêng (Qc3, Qc7, Qc9):
 
Bù riêng nên được xét đến khi công suất động cơ đáng kể so với công suất mạng điện;
Bộ tụ bù mắc trực tiếp vào đầu dây nối của thiết bị dùng điện có tính cảm;
Công suất của bộ tụ bù phải được giới hạn phù hợp với công suất (kW) của động cơ.
 
*Ưu điểm:
 
- Giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
- Giảm dòng phản kháng tới động cơ.
- Giảm kích thước và tổn hao dây dẫn đối với tất cả dây dẫn.
 
*Nhược điểm:
 
- Vận hành khó khăn.
- Tụ bù chỉ hoạt động khi động cơ làm việc.
- Gây hiện tượng tự kích từ đối với động cơ.
 
2/ Bù theo nhóm (Qc6, Qc8):
 
* Ưu điểm:
 
- Giảm tiền điện do giảm tiêu thụ công suất phản kháng.
- Giảm dòng điện tới tủ động lực, tủ phân phối.
- Giảm tiết diện cáp đến các tủ phân phối.
- Giảm tổn hao công suất trên dây dẫn.
 
* Nhược điểm: khi có sự thay đổi đáng kể của tải, xuất hiện nguy cơ bù dư và kèm theo hiện tượng quá điện áp.
 
3/ Bù tập trung (Qc1, Qc2, Qc4, Qc5):
 
Áp dụng khi tải ổn định và liên tục;
Bộ tụ bù đấu vào thanh góp hạ áp của tủ phân phối chính và được đóng trong thời gian tải hoạt động.
 
* Ưu điểm:
 
- Giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
- Đơn giản trong vận hành và lắp đặt.
- Làm nhẹ tải cho máy biến áp và do đó có khả năng phát triển thêm các phụ tải khi cần thiết.
 
* Nhược điểm:
 
- Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả lộ ra tủ phân phối chính của mạng hạ thế.
- Kích cỡ của dây dẫn, công suất tổn hao trên dây của mạng điện sau vị trí lắp tụ bù không được cải thiện.
 
 
 
Tủ bù công suất phản kháng
Hình ảnh: Tủ bù công suất phản kháng tự động
 

Bù công suất phản kháng bằng phương pháp bù tự động là giải pháp tốt nhất hiện nay. Dtech có nhiều phương án tủ bù phù hợp với nhu cầu và chi phí đầu tư của người sử dụng.

Tủ bù tiêu chuẩn Tụ dầu: công suất từ 40kVAr (4 cấp tự động) đến 1200kVAr (14 cấp tự động) thích hợp cho các trạm điện, nhà máy, tòa nhà. Ưu điểm: Kiểu dáng đẹp, tiêu chuẩn an toàn cao, tủ đặt trong nhà hoặc ngoài trời.

Tủ bù tiêu chuẩn Tụ khô: công suất từ 40kVAr (4 cấp tự động) đến 600kVAr (12 cấp tự động) thích hợp cho các trạm điện, nhà máy, tòa nhà. Ưu điểm: Kiểu dáng đẹp, tiêu chuẩn an toàn cao, tủ đặt trong nhà hoặc ngoài trời, kích thước tủ nhỏ gọn hơn Tủ bù dùng Tụ dầu.

Tủ bù giá rẻ: công suất từ 20kVAr (2 cấp tự động) đến 150kVAr (6 cấp tự động) thích hợp cho các nhà xưởng nhỏ, công suất thiết bị từ khoảng vài chục kW đến 300kW. Ưu điểm: Nhỏ gọn dễ dàng treo trên tường, thời gian lắp ráp nhanh, chi phí lắp đặt thấp.

 

SIEC chuyên cung cấp Thiết bị điện LSMitsubishiSchneiderBiến tầnTủ điện lắp ráp hoàn thiệnVỏ tủ điện công nghiệpTụ bù công suất phản khángCuộn kháng lọc sóng hài,...

 

https://www.fluke.com/vi-vn https://www.mitsubishi-electric.vn/ https://automation.omron.com/en/us/ https://ls-electric.com.vn/ https://siemens-vietnam.vn/ https://cadivi-vn.com/ https://new.abb.com/vn https://www.se.com/vn/en/