Chi tiết tin
Đo điện trở đất là gì?
Đo điện trở đất là gì?
Đo điện trở đất là phương pháp được sử dụng nhằm đảm bảo sự an toàn khi nối đất chống sét, nối đất làm việc của các thiết bị điện. Để thực hiện, ta phải xác định được điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa và nối đất của vỏ các thiết bị điện hoặc cột tiếp địa độc lập.
Phương pháp đo điện trở
Phương pháp đo điện trở đất phổ biến nhất là đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực.
Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp này là dựa vào bơm một dòng điện vào trong mạch gồm đồng hồ đo – cọc nối đất – điện cực dòng – đồng hồ đo. Nên để khoảng cách giữa các điện cực sao cho xa nhau nhất có thể, điện cực dòng nên được đặt cách tối thiểu 10 lần chiều dài cọc nối đất được đo. Thông thường, khoảng cách này là 40m.
Điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc nối đất và điện cực dòng, trong khu vực mà điện thế bằng không. Để đảm bảo sự chính xác, nên thực hiện cả ba phép đo với điện cực áp tại vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m. Nếu kết quả trùng nhau thì vị trí cắm các điện cực áp là chính xác.
Cách đo điện trở đất như thế nào?
Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách đo điện trở đất đơn giản nhất. Với cách đo điện trở tiếp địa này, bạn nên sử dụng các loại máy đo điện trở đất dùng trong công trình xây dựng để đạt độ chính xác cao nhất.
Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN
Trước khi tiến hành đo cần kiểm tra điện áp PIN của thiết bị đo. Cách thực hiện như sau:
- Xoay công tắc tới vị trí “BATT. CHECK”.
- Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
- Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT. GOOD”, nếu không cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.
Bước 2: Đấu nối các dây nối
- Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ 5~10m.
- Dây màu xanh (Green) dài 5m kẹp vào điểm đo.
- Dây màu vàng (Yellow) dài 10m, dây màu đỏ(red) dài 20m kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.
Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra
- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất.
- Để kết quả đo được chính xác thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.
Bước 4: Kiểm tra điện trở đất
- Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.
- Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng, khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.
- Nếu điện trở nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần như không nhích khỏi vạch “0” thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.
Bước 5: Đánh giá kết quả đo
- Điện trở nối đất được đánh giá theo tiêu chuẩn quy định, thông thường lưới 110 kV trở lên có dòng chạm đất lớn hơn 500 A thì Rnđ £ 0,5 W
- Lưới trung áp có công suất £ 1000 kVA thì Rnđ £ 4 W
- Cột điện Rnđ £ 10 W
Chúc các bạn thành công !
- SCADA và MES ? (28.10.2022)
- Động cơ VS là gì? (26.10.2022)
- Áp dụng kết nối IIoT cho các nhà máy điện ảo (25.10.2022)
- Tìm hiểu về máy nén khí ly tâm ? (25.10.2022)
- Thiết bị chống sét lan truyền (SPD)? (25.10.2022)
- Hệ thống quản lý năng lượng ? (25.10.2022)
- Tua vít -Tô vít - Tuốc nơ vít là gì? (25.10.2022)
- Truyền thông profinet là gì ? Ứng dụng truyền thông Profinet ? (20.10.2022)
- Điều khiển Logic mờ (Fuzzy Logic) (20.10.2022)
- Sự khác biệt giữa RS-232, RS-422 và RS-485 (19.10.2022)