Chi tiết tin
Relay trung gian và các ứng dụng !
Relay trung gian hay rơ le trung gian là một thiết bị được chế tạo ra để nhằm mục đích chuyển tải của dòng điện có công suất nhỏ lên thành tải có công suất lớn. Nhờ có relay trung gian mà các tín hiệu điện và các tín hiệu điều khiển có dòng rất nhỏ có thể điều khiển được các tải có dòng điện rất lớn.
Ký hiệu relay trung gian
Các ro le trung gian có thể có nhiều loại, nhiều dạng khác nhau nhưng tất cả đều có ký hiệu chung gồm hai thành phần : nguồn cấp vào và tiếp điển NO – NC. Như hình trên ta thấy rằng :
- A1 – A2 chính là nguồn cấp vào cuộn coil hay còn gọi là cuộn hút của rơ le trung gian
- 11 – 12 – 14 lần lượt là : COM – NC – NO. Các tiếp điển NO – NC này chính là ngõ ra để kích các phụ tải của hệ thống điện. Tùy theo loại relay trung gian mà chúng ta có nhiều loại cặp tiếp điểm khác nhau : 1 – 2 – 3 – 4 tiếp điểm ngõ ra.
Nguyên lý hoạt động của rơ le trung gian
Rơ le trung gian có nguyên lý hoạt động hết sức là đơn giản nhưng lại có một nhiệm vụ cự kỳ cao cả đó chính là bảo vệ các tiếp điểm điện khi truyền tới nó. Nói cách relay trung gian sẽ là vật hy sinh nếu có các sự cố về chập mạch, cháy nổ…
Bất kỳ một relay trung gian nào cũng sẽ có 3 thành phần :
- Cuộn coil hay còn gọi là cuộn hút. Cuộn coil này sẽ nhận tín hiệu từ DO của PLC, tiếp điểm PNP – NPN của các cảm biến báo mức hay đơn giản đó là một tiếp điểm trả về của van để báo hiệu trạng thái.
- Tiếp điểm NO còn được gọi là tiếp điểm thường mở. Tiếp điểm này được hợp thành bởi COM – NO
- Tiếp điểm NC còn được gọi là tiếp điểm thường đóng. Tiếp điểm này được hợp thành bởi COM – NC.
Khi cuộn coil chưa hút tức là chưa nhận được tín hiệu từ mạch điện thì COM – NC luôn liền mạch ( đóng lại ) và COM – NO đứt mạch ( hỡ ra ).
Khi cuộn coil hút tức là đã nhận được tín hiệu điều khiển từ mạch điện. Lúc này COM – NO sẽ liền mạch ( đóng lại ) và COM – NC sẽ đứt mạch ( hở ra ).
Hai trạng thái NO – NC luôn luôn ở trạng thái trái ngược nhau và không bao giờ có chuyện vừa đóng NO vừa đóng NC trừ khi relay trung gian đó có vấn đề.
Như vậy, chúng ta đã hiểu relay trung gian hoạt động như thế nào rồi. Vậy rơ le trung gian được dùng để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Rơ le trung gian có tác dụng gì – dùng để làm gì
Ngày tôi mà còn ở nhà trường tôi rất hiểu cách sử dụng của hầu hết tất cả các thiết bị đã được học. Tuy nhiên, khi tới lúc ra trường có nhiều kiến thức tôi chẳng còn biết nó để làm gì. Trong đó có cả cái rơ le trung gian này.
Theo như sơ đồ kết nối trên thì tôi tin rằng các bạn cũng phần nào hiểu được relay trung gian để làm gì rồi đúng không ?
Đúng vậy, relay trung gian để nhận một tín hiệu từ một cảm biến để kích hoạt cuộn hút của chính nó. Các tiếp điểm sẽ kết nối với phần động lực để đóng cuộn hút của contactor. Các tiếp điểm động lực của contactor sẽ được dùng để khởi động động cơ.
Câu hỏi là tại sao chúng ta không đấu thẳng từ cảm biến vào contactor 24Vdc luôn cho đơn giản ?
Việc sử dụng qua nhiều thiết bị như thế nhằm bảo vệ tiếp điểm ngõ ra của cảm biến. Bởi các relay trung gian có giá thành khá rẻ và cũng rất dễ thay thế so với việc thay một cảm biến.
Các loại relay trung gian
Nếu bạn nghĩ rằng relay trung gian chỉ có một loại chúng ta thường gọi là relay kiếng thì bạn đã lầm bởi nó có khá nhiều loại khác nhau. Có loại chỉ có duy nhất một cặp tiếp điểm ngõ ra, có loại sẽ có 2 cặp, 3 cặp, 4 cặp …Ngoài ra các rơ le trung gian còn có đa dạng nguồn cấp như 5V, 12V, 24V, 48V, 220V.
Các rơ le kiếng của omron, idec, schneider khá quen thuộc với loại 5 chân, 8 chân, 14 chân… Trong đó, loại 5 chân hay dùng nhất với thiết kế nhỏ gọn, mỏng được dùng để bảo vệ cho các cảm biến hay các modul ngõ ra của PLC.
Rơ le trung gian 14 chân 220V
Rơ le trung gian 14 chân 220V chính là loãi phổ biến nhất và thường gặp nhất trong các tủ điều khiển. Loại relay này sẽ có 4 cặp tiếp điểm ngõ ra cùng lúc trên cùng một relay. Nếu chúng ta chỉ cần một hoặc 2 tiếp điểm để đóng ngắt thì dùng loại này sẽ rất tốn diện tích tủ điện & không có tính thẩm mỹ cao.
Khi đó, chúng ta nên chọn loại rơ le trung gian 5 chân – 1 tiếp điểm hoặc 8 chân – 2 tiếp điểm ngõ ra.
Rơ le trung gian 24vdc
Rơ le trung gian 24Vdc được sử dụng đa số so với các loại 5V, 12V, 220V bởi các bộ nguồn điều khiển thường có tiêu chuẩn 24Vdc cho các cảm biến và PLC. Nguồn 24Vdc cũng đảm bảo việc truyền dẫn đi xa nhất là cung cấp nguồn cho các cảm biến đo mức nước khá xa tủ điện.
Bản thân mình cũng thích dùng bộ nguồn 24Vdc hơn là các loại nguồn 12V hay 220V. Cái gì mà chiếm đa số thì thuận tiện và dễ dùng hơn so với thiểu số.
Relay trung gian cho cảm biến
Relay trung gian cho cảm biến nói chung là loại được thiết kế nhỏ gọn và chỉ có duy nhất 1 kênh hoặc nhiều nhất là 2 kênh. Loại relay trung gian này cần có độ nhạy cao bởi các cảm biến xuất ra tín hiệu PNP hoặc NPN có dòng rất nhỏ. Một số relay trung gian cần có dòng kích lớn mới có thể kích cho cuộn coil hoạt động.
Thiết kế mỏng cũng chính là điểm của loại rơ le này bởi trong các tủ điều khiển cần tối ưu hóa diện tích lắp đặt. Càng tiết kiệm thì tủ điện sẽ càng đẹp và chuyên nghiệp hơn.
Đèn báo chỉ thị là một đặc điểm cần phải có trên các rơ le trung gian. Đối với các relay trung gian cho cảm biến thì sẽ độ sáng cao & tuổi thọ hơn hẳn so với các loại thông thường khác.
Relay trung gian phòng nổ
Relay trung gian loại phòng nổ không có quá nhiều nhà cung cấp. Trong các nhà cung cấp mình biết thì Phoenix Contact có lẽ là một trong những nhà cung cấp nổi tiếng và được tin dùng nhiều nhất. Bên cạnh đó Georgin – Pháp cũng là một nhà cung cấp rất nổi tiếng mà mình mới biết được gần đây.
Loại phòng nổ này được dùng cho các khu yêu cầu chống cháy nổ. Tức là các thiết bị phải đạt chuẩn phòng nổ để được lắp trong khu vực này. Sẽ có hai loại relay trung gian phòng nổ :
- Nhận tín hiệu relay từ khu vực phòng nổ về trung tâm
- Truyền tín hiệu từ khu vực trung tâm ra khu vực phòng nổ
Nghe tới đây thì có vẻ như không đơn giản rồi phải không nào? Tất nhiên là phải có sự khác biệt rất lớn giữa hai loại này.
Chúng ta thấy rằng để lắp một cái đèn báo ngoài khu vực phòng nổ cũng rất kỳ công chứ không đơn giản chỉ cần cấp nguồn là xong. Đèn báo phải có chuẩn phòng nổ, relay trung gian cũng phải có chuẩn phòng nổ, bộ nguồn cũng phải có chuẩn phòng nổ.
Như vậy, đối với relay trung gian phòng nổ hay còn gọi là chống cháy nổ ATEX I.S cần phải hiểu rõ chức năng của từng loại để lựa chọn cho đúng.
Các bạn có câu hỏi nào hay hay về mấy cái relay trung gian hãy liên hệ với mình nhé. Nếu các câu hởi nằm trong tầm hiểu biết của mình thì mình sẽ giải đáp ngay cho các bạn.
Chúc các bạn thành công !
- Thời Đại Của Remote IO Profinet ? (04.11.2022)
- Các lợi ích sử dụng biến tần trong công nghiệp (04.11.2022)
- Sơ lược về truyền thông không dây (03.11.2022)
- Dây curoa hãng nào tốt ! (03.11.2022)
- Đo điện trở đất là gì? (02.11.2022)
- SCADA và MES ? (28.10.2022)
- Động cơ VS là gì? (26.10.2022)
- Áp dụng kết nối IIoT cho các nhà máy điện ảo (25.10.2022)
- Tìm hiểu về máy nén khí ly tâm ? (25.10.2022)
- Thiết bị chống sét lan truyền (SPD)? (25.10.2022)