CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

Hỗ trợ trực tuyến

0987.69.59.79

thietbicongnghiepsg.siec@gmail.com

Chi tiết tin

Tìm hiểu về máy nén khí ly tâm ?

1. Máy nén khí ly tâm là gì?

Máy nén ly tâm” là một dạng máy được sử dụng phổ biến trong các hệ thống nén khí công nghiệp. Điểm đặc biệt của máy là tất cả máy sẽ được sản xuất dưới dạng các mô đun và rất tiện lợi trong quá trình lắp đặt,

Máy nén khí ly tâm

Máy nén khí ly tâm

2. Cấu tạo máy nén khí ly tâm

Cấu tạo máy bao gồm các bộ phận chính là vỏ máy, trục máy, bánh công tác và cánh định hướng. Ngoài ra còn các chi tiết quan trọng khác là cửa hút, cửa xả, vỏ trong, vách ngăn, ổ đỡ, ổ chặn, vòng làm kín, bộ làm kín đầu trục, roto, bánh guồng….

Cấu tạo máy nén khí ly tâm

Cấu tạo máy nén khí ly tâm

– Vỏ máy nén khi ly tâm: Vỏ máy thường được chế tạo bằng gang xám hay bằng gang hợp kim; có cấu tạo phức tạp, có khối lượng lớn, là giá đỡ cho các chi tiết khác. Trong vỏ máy có các ổ trục để đỡ các trục máy, có các áo nước để dẫn nước làm mát, có các khoang để dẫn khí. Vỏ máy nén khí ly tâm được chế tạo thành 2 nửa để thuận tiện cho việc tháo lắp, tuy nhiên cũng có loại vỏ máy được chế tạo liền khối.

– Trục máy nén ly tâm: Trục máy được lắp vào các các ổ đỡ trên vỏ máy. Trục máy được chế tạo bằng thép hợp kim.

– Cánh định hướng: là một tấm kim loại đặt sát với bánh công tác, đóng vai trò dẫn hướng dòng khí đi từ cửa xả của cấp nén này tới cửa nạp của cấp nén kế tiếp. Cánh định hướng được chế tạo bằng gang hoặc thép hợp kim.

– Bánh công tác: được lắp trên trục máy quay theo trục máy để làm biến đổi động năng chất khí, thực hiện quá trình nén khí. Có 3 loại bánh công tác là: bánh công tác hở, bánh công tác nửa hở, bánh công tác kín.

3. Nguyên lý hoạt động của máy nén khí ly tâm

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí ly tâm

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí ly tâm

Máy nén khí ly tâm sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy để ép khí vào phần rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Bộ phận khuếch tán của máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất. Sự biến đổi áp suất của khí khi qua guồng động làm thay đổi khối lượng riêng của khí. Khi guồng động quay, khí sẽ văng từ tâm ra xung quanh dưới tác dụng của lực ly tâm. Làm tăng khối lượng riêng của khí và tạo ra áp lực tĩnh đồng thời vận tốc của khí cũng tăng lên và như vậy tăng áp lực động của khí.

4. Ưu và nhược điểm của máy nén khí ly tâm

4.1. Ưu điểm

Thiết bị sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội và được người sử dụng đánh giá cao. Những tính năng điển hình như:

- Làm việc với công suất lớn: có thể thấy, so với những dòng máy bơm nén khí hiện nay thì thiết bị khí nén ly tâm thực sự là dòng máy sở hữu công suất và lưu lượng không khí vô cùng lớn. Đối với những loại máy nén ly tâm thường hoạt động với công suất lên tới hàng nghìn kW và lưu lượng khí nén lớn từ 50m/ phút trở lên.

- Hiệu suất hoạt động nổi trội: là một trong những đặc điểm của dòng máy bơm nén khí. Nhờ đó mà sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu về lượng khí nén lớn, nhằm mang lại hiệu quả công việc nổi bật.

- Khả năng vận hành ổn định: các phụ tùng của máy nén khí đều được cấu thành từ những vật liệu cap cấp, bền bỉ. Các công đoạn được lắp rắp chắc chắn, tỉ mỉ, cẩn thận, nhờ đó mà thiết bị ít khi xảy ra sự cố, hỏng hóc. Sau khoảng thời gian từ 2-4 năm người sử dụng mới phải thay phụ kiện một lần, cùng với đó các khoản chi phí thay cũng không quá cao.

4.2. Nhược điểm

Về nhược điểm: dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên máy nén khí ly tâm vẫn tồn tại một số nhược điểm cụ thể như:

Về nhược điểm: dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên máy nén khí ly tâm vẫn tồn tại một số nhược điểm cụ thể như:

- Kích thước thiết bị lớn, nên khoảng không gian cần thiết để lắp đặt máy yêu cầu rộng.

Máy nén khí ly tâm

Máy nén khí ly tâm

- Máy nén ly tâm được lắ đặt cố định tại một vị trí, do đó đối với những công việc cần sự lưu động thì thiết bị sẽ không đáp ứng được.

- So với một số dòng máy nén không khí khác thì chi phí đầu tư ban đầu cho một sản phẩm nén khí ly tâm sẽ cao hơn.

- Do cấu tạo của máy phức tạp nên việc sửa chữa thiết bị cũng phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm mới xử lý được.

Bảo dưỡng máy nén khí ly tâm

Bảo dưỡng máy nén khí ly tâm

5. Máy nén khí ly tâm ứng dụng như thế nào?

Trong các ngành công nghiệp, máy nén khí ly tâm được ứng dụng phổ biến nhằm đem lại hiệu quả cao. Cụ thể như:

Dùng trong nhà máy công suất lớn: có thể thấy, thiết bị nén khí ly tâm được thiết kế và vận hành theo nguyên lý động học. Do đó, máy hoạt động với công suất và lưu lượng khí nén lớn hơn rất nhiều lần so với những dòng máy bơm khí nén trục vít hay piston

Nếu như một máy nén khí trục vít thường có công suất từ 15kW đến 220 kW và lưu lượng tối đa đạt 42m3/phút thì máy nén khí ly tâm lại công suất và lưu lượng khí nén lớn hơn rất nhiều lần, thông thường là từ 50 m3/phút  trở lên.

Thậm chí một số thương hiệu máy nén khí nổi tiếng như máy nén khí Fusheng, Puma yên phát… lưu lượng này có thể đạt tới 350m3/phút và công suất lên tới hàng nghìn Kw (2000kw).

Sử dụng trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống: các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống luôn cần đến nguồn không khí sạch, giúp đảm bảo các loại đồ uống và thực phẩm chất lượng cao để cung cấp đến người tiêu dùng. Do đó việc sử dụng máy nén khí ly tâm không dầu được trang bị công nghệ hiện đại. Đặc biệt nguồn không khí tạo ra hoàn toàn sạch sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp yên tâm trong quá trình sản xuất, để thu được nhiều lợi nhuân.

Ngoài những ứng dụng phổ biến trên thì máy nén khí ly tâm thích hợp với những ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, dầu khí, sửa chữa, xây dựng. Bên cạnh đó, máy nén khí ly tâm cũng được sử dụng trong nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo.

Máy nén khí ly tâm trong nhà máy

Máy nén khí ly tâm trong nhà máy

https://www.fluke.com/vi-vn https://www.mitsubishi-electric.vn/ https://automation.omron.com/en/us/ https://ls-electric.com.vn/ https://siemens-vietnam.vn/ https://cadivi-vn.com/ https://new.abb.com/vn https://www.se.com/vn/en/